Kỹ năng sống cho trẻ mầm non là một trong những hành trang quan trọng cho bé vào bước vào đời, vì vậy các bố mẹ hãy dạy cho trẻ những điều bổ ích, những kỹ năng sống cần thiết để trẻ phát triển toàn diện và thích nghi với cuộc sống.
Kỹ năng sống là gì?
Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng mà con người có được thông qua học tập và kinh nghiệm bản thân tích lũy được để xử lý các vấn đề tình huống thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.
Đối với trẻ mầm non, kỹ năng sống là những thao tác hành động hằng ngày, những nhận thức tình cảm của các trẻ để đáp ứng như cầu của bản thân và xử lý các tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Tại sao cần trang các kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Có lẽ vẫn còn rất nhiều bố mẹ vẫn còn quan điểm “trẻ còn nhỏ, chưa biết gì, cần chăm sóc” nhưng với xã hội hiện đại ngày nay thì quan điểm này không còn đúng nữa. Giữa xã hội đầy rối ren phức tạp, tệ nạn xã hội, nguy hiểm đầy rẫy xung quanh, trẻ đã không còn an toàn.
Việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp các bé hình thành và phát triển các thói quen tốt, thực hành các kỹ năng vận động, va chạm thực tế. Đây cũng là cách để dạy trẻ tập tính tốt, các thói quen tự lập, tự chịu trách nhiệm, nhường nhịn, sẽ chia với mọi người.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non còn giúp trẻ trưởng thành hơn, nhạy bén hơn, biết phân biệt những nguy hiểm để né tránh, biết bảo vệ bản thân và người khác.
Các loại kỹ năng sống cần trang bị cho trẻ mầm non?
– Dạy trẻ kỹ năng tự lập.
Kỹ năng tự lập là kỹ năng đầu tiên trong chuỗi các kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà các bố mẹ và cô giáo cần hướng dẫn chỉ dạy cho trẻ.
Ở từng độ tuổi khác nhau, bố mẹ và giáo viên sẽ có những cách dạy và yêu cầu về kết quả đạt được phù hợp nhằm kích thích trẻ thể hiện mình, đồng thời khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng hoàn thiện một cách tốt nhất.
Các kỹ năng tự lập mà trẻ phải đạt được ở độ tuổi mầm non như là tự mặc đồ, sắp xếp đồ chơi, áo quần, tự đánh răng, đi vệ sinh đúng nơi, bỏ rác đúng chỗ….
Ngoài ra, các kỹ năng tự giác thức dậy đi học, tự giác học bài hoặc giúp đỡ bố mẹ công việc nhà, làm các công việc của cá nhân sẽ làm cho bé ý thức hơn về trách nhiệm và cảm thấy bản thân quan trọng, có ý nghĩa.
– Dạy trẻ kỹ năng bảo vệ bản thân.
Hiện nay các vấn đề bạo lực học được, nạn ấu dâm, bắt cóc trẻ em… đang trở thành vấn đề nổi cộm mà nạn nhân chủ yếu là các trẻ nhỏ chưa đủ nhận thức nguy hiểm gặp phải để phòng tránh, do đó kỹ năng bảo vệ bản thân thực sự quan trọng đối với trẻ mầm non.
Với kỹ năng sống này, trẻ sẽ biết bảo vệ bản thân trước những nguy hiểm, phòng tránh người lạ, biết xử lý khi bị ngã, biết xử lý vết thương…. và đặc biệt cần phải dạy trẻ tìm sự giúp đỡ của người lớn khi gặp nguy hiểm.
– Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống.
Giao tiếp chính là sợi dây kết nối mọi người lại với nhau. Cũng giống như người lớn, giao tiếp đối với trẻ mầm non không chỉ gói gọn trong khuôn khổ gia đình, mà còn là các mỗi quan hệ xã hội. Dạy kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống giúp trẻ có những cách giao tiếp phù hợp trong từng hoàn cảnh; phát hiện, phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng hình thành cho mình thói quen “cảm ơn, xin lỗi” hay quan tâm, chia sẽ với mọi người.
– Dạy trẻ sự tự tin.
Giáo dục sự tự tin là điều thực sự cần thiết đối với trẻ nhằm khuyến khích trẻ tự phát triển và bộc lộ khả năng của mình, dám đưa ra những yêu cầu, nói lên những quan điểm cá nhân như không thích ăn cái này, không thích chơi cái kia… hoặc dám đứng lên trình bày về một điều kỳ thú mà trẻ quan sát được. Giáo dục sự tự tin cho trẻ là giáo dục cho trẻ sự can đảm, bản lĩnh, tự tin thể hiện bản thân và sẳn sàng đương đầu với mọi thử thách, nắm bắt cơ hội trong tương lai.
Quy trình dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Bước 1: Dạy trẻ những kỹ năng tự lập cần thiết.
Trẻ từ 2 tuổi trở lên đã dần nhận thức được thế giới xung quanh và cố gắng quan sát những sự việc xảy ra hằng ngày xung quanh bé. Có thể các bố mẹ sẽ phải đau đầu với những câu hỏi ” Ba đi đâu? Mẹ đang làm gì? Cái này là cái gì? Cái này làm như thế nào?…”, tuy nhiên đây chính là bàn đạp để các bố mẹ dạy con những kỹ năng tự lập cần thiết. Thay vì thực hiện cho trẻ thì bố mẹ nên hướng dẫn trẻ tự thực hiện các công việc cá nhân của mình như mặc quần áo, đánh răng, gấp áo quần, tự đi vệ sinh… Dần dần, trẻ sẽ tự hình thành cho mình thói quen tự thân vận động, tự mình làm mà không cần chờ đợi, ỷ lại vào người lớn.
Bước 2: Cha mẹ cần quan sát và kiên nhẫn khi trẻ tự lập.
Giáo dục kỹ năng tự lập cho trẻ đôi khi chính là bài học về sự quan sát và kiên nhẫn của phụ huynh. Đối với bất cứ ai khi làm một việc gì đó, người thành thạo công việc luôn luôn thực hiện nhanh hơn người mới bắt đầu làm, đặc biệt đối với trẻ em thì để thực hiện được một công việc lại càng khó dù đó chỉ là công việc nhỏ nhất. Điều các bố mẹ cần nhớ khi dạy trẻ sự tự lập là “hướng dẫn con làm, không làm cho con”, phải thật kiên nhẫn hướng dẫn và theo dõi quá trình thực hiện của trẻ. Cuối cùng không quên khen ngợi trẻ để trẻ cố gắng tự giác thực hiện những lần sau.
Bước 3: Đánh giá cao vai trò của trẻ trong gia đình.
Trẻ sẽ thực sự hào hứng khi cảm thấy rằng mình có ích, mình giúp được bố mẹ. Thay vì bảo con ngồi chơi các thiết bị vui chơi thì hãy cho con tham gia cùng, hãy nhờ vả hoặc hướng dẫn trẻ quét nhà, nhặt rau, lấy rổ rá, dọn dẹp đồ chơi…. và sau đó không quên nói “cảm ơn con!”. Điều này giúp trẻ nhận thức được vai trò của mình trong gia đình cũng như kích thích tính tự giác, giúp đỡ người khác trong khả năng trẻ có thể làm. Đây chắc chắn sẽ là một các dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non hiệu quả.
Bước 4: Dạy trẻ “cho và nhận”, “cảm ơn và xin lỗi”.
Dạy trẻ “cho và nhận”, “cảm ơn và xin lỗi” là giáo dục kỹ năng đối xử với mọi người, hình thành nhân cách cho trẻ. Các bố mẹ cần giáo dục trẻ biết sẽ chia với những người có hoàn cảnh khó khăn hơn, giúp đỡ bạn bè, chỉ nhận phần thưởng đúng với công sức mình bỏ ra, không tham lam tranh giành. Đặc biệt, các bố mẹ cần chú ý kỹ không được bênh vực trẻ khi trẻ làm sai mà phải giải thích rõ trẻ sai như thế nào để trẻ không thắc mắc và rút kinh nghiệm, giáo dục trẻ nói “cảm ơn” khi được nhận và nói “xin lỗi” khi làm sai.
Bước 5: Khuyến khích trẻ làm việc.
Sau mỗi công việc trẻ làm được các bố mẹ luôn luôn dành cho trẻ những lời khen ngợi hoặc những lời động viên trẻ làm tốt hơn. Đặc biệt khi trẻ gặp khó khăn trong việc giải quyết một vấn đề nào đó, bố mẹ hãy “Cố lên con! Con làm được mà! Thêm chút nữa là được rồi! Con rất giỏi!”. Điều này để trẻ cảm nhận được sự tin tưởng, cảm nhận được bố mẹ luôn bên trẻ, chờ đợi trẻ cố gắng.
Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non?
Mầm non là giai đoạn đầu đời của trẻ, đây là giai đoạn trẻ bắt đầu hình thành nhân cách, nhận thức, các kỹ năng cuộc sống, do đó bố mẹ cần đặc biệt chú ý đến phương pháp giáo dục trẻ, bảo vệ trẻ trong một khuôn khổ cho phép trẻ tự làm những điều mình thích, giúp trẻ thích nghi với thế giới xung quanh, tăng sức đề kháng cho trẻ.
– Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ vừa bắt đầu học mầm non: Rèn luyện các kỹ năng tự lập.
Ở độ tuổi 2-3 tuổi, trẻ đã bắt đầu vào học mầm non, rời xa vòng tay của bố mẹ, do đó bố mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tự chăm sóc bản thân cơ bản như tự chơi, tự ăn, tự uống nước, tự đi vệ sinh… Bên cạnh đó bố mẹ cũng nên tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh bản thân và giữ vệ sinh chung.
– Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3 – 4 tuổi: Dạy trẻ các kỹ năng tự lập và bảo vệ bản thân.
Ở độ tuổi 3-4 tuổi, trẻ bắt đầu học đòi theo người lớn, đòi làm những công việc như bố mẹ vẫn hay làm, rất nguy hiểm cho bé với những công việc không phù hợp nếu bố mẹ không chú ý. Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ ở độ tuổi này là hướng dẫn, cho trẻ tham gia vào các công việc hàng ngày cùng bố mẹ, chỉ dạy trẻ những công việc trẻ được làm – không được làm và cảnh bảo với trẻ những nguy hiểm có thể xảy ra để trẻ phòng tránh.
– Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 4 – 5 tuổi: Dạy trẻ các kỹ năng về giao tiếp và xử lý tình huống.
Giai đoạn này, trẻ đang hoàn thiện kỹ năng giao tiếp, làm sao để nói được một câu hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp để người nghe hiểu. Bố mẹ cần lắng nghe trẻ nói và chỉnh sữa để trẻ hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của mình, dạy trẻ biết nói cảm ơn và xin lỗi, biết nhận lỗi khi làm sai.
– Phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5 – 6 tuổi: Khuyến khích trẻ chủ động và tự tin làm việc, đưa ý ra ý kiến.
Khi trẻ ở ngưỡng 5 tuổi thì các bố mẹ nên áp dụng phương pháp để trẻ chủ động làm việc và đưa ra ý kiến. Thay vì nói với trẻ “Bố hướng dẫn con làm cái này nhé!” thì hãy nói “Cái này làm như thế nào con nhỉ?”. Phương pháp này giúp trẻ nói lên quan điểm, nhu cầu, suy nghỉ của mình và bố mẹ cũng dễ dàng nắm bắt được tâm lý, lắng nghe con trẻ nhiều hơn.
Bên cạnh đó, các bố mẹ nên đưa ra nhiều hơn các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thích hợp với từng lứa tuổi để trẻ được phát triển hoàn thiện nhất.
Các trung tâm dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non uy tín tại TP. HCM và Hà Nội.
+ Khu vực Hà Nội:
– Công Ty TNHH Đào Tạo Kỹ Năng Mềm VIETSKILL.
Địa chỉ: Số 26/45 Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội và các chi nhánh Hưng Yên, Thái Nguyên, Bắc Ninh.
– Tổ Chức Đào Tạo Kỹ Năng Sống Và Phát Triển Tư Duy WEDO – WEGOOD.
Địa chỉ : G3-G4 Đường B2 Làng Quốc Tế Thăng Long, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
+ Khu vực TP. HCM:
– Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Giáo Dục Và Đào Tạo Quốc Tế Rồng Việt.
Địa chỉ: 122 Phan Xích Long, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
– Trường Ngoại Khóa TOMATO
Địa Chỉ:
* Cơ sở 1: 329/5-7 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TP.Hồ Chí Minh
* Cơ sở 2: 572 Đường số 21, Phường An Phú, Quận 2, TP.Hồ Chí Minh (gần Metro)
* Cơ sở 3: Số 6 Đường số 1, KDC CityLand, 99 Nguyễn Thị Thập, Phường Tân Phú, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh (gần BigC Nguyễn Thị Thập).
– Hệ Thống Trung Tâm Nhật Bản IZUMI.
Địa chỉ: 366A22 Phan Văn Trị, Phường 5, Quận Gò Vấp (Gần E-mart)
– Trường Mầm non Bàn Tay Nhỏ – Little Hands Montessori Kindergarten.
Địa chỉ: 313 Phan Đình Phùng, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP. HCM